Thời gian
Chuyên Mục
8 kết quả phù hợp với "da giày"
Thúc đẩy ngành dệt may, da giày phát triển bền vững
Sáng 6/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) và các Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam và Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển bền vững ngành dệt may và da giày Việt Nam”.
Dệt may, da giày điều chỉnh để tăng cạnh tranh xuất khẩu
Từ ngày 1/10/2023, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon đã chính thức được áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp và trong tương lai gần, EU cơ bản sẽ đánh thuế cơ chế này. Quy định này buộc các nhà xuất khẩu dệt may, da giày vào EU phải báo cáo lượng phát thải carbon trong hàng hóa. Nếu lượng phát thải vượt quá tiêu chuẩn của EU, doanh nghiệp sẽ phải mua chứng chỉ phát thải theo mức giá EU quy định. Nếu không thỏa mãn tiêu chí, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể xuất khẩu vào châu Âu.
Thách thức với ngành dệt may, da giày Việt Nam
Ngành dệt may, da giày Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn trong năm 2023, khi sức mua tại các thị trường lớn như Mỹ, EU đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế. Hiện nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã phải cắt giảm sản lượng và giảm lao động.
Tôn vinh nghề truyền thống da, giày thủ công
UBND phường Hàng Trống vừa tổ chức Lễ dâng hương và khai mạc các hoạt động tôn vinh, quảng bá nghề thủ công da, giiày tại Đình Phả Trúc Lâm, nơi thờ Tổ nghề da, giày Việt Nam, tại số 40 phố Hàng Hành, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm.
Ngành da giày Bồ Đào Nha đẩy mạnh chuyển đổi xanh
Chuyển đổi xanh đang len lỏi đến mọi ngành nghề, lĩnh vực trên thế giới. Tại Bồ Đào Nha, các công ty da giày đang chuyển hướng sang sản xuất những sản phẩm tái chế, nghiên cứu các vật liệu mới với mục tiêu cắt giảm một nửa lượng phát thải của ngành sản xuất da giày vào năm 2030.
Giải pháp nào cho doanh nghiệp dệt may - da giày Việt Nam phục hồi bền vững?
(HanoiTV) - Bị đối tác phạt, hủy vì giao hàng chậm, người lao động về quê, doanh nghiệp khó mở cửa tái sản xuất vì mỗi địa phương có quy định khác nhau, kiệt quệ về tài chính do làn sóng COVID -19... là những rào cản lớn khiến nhiều doanh nghiệp ngành dệt may - da giày gặp khó khi phục hồi sản xuất.
Doanh nghiệp dệt may, da giày lao đao vì gãy chuỗi cung ứng
(HanoiTV) - Số lao động giảm do thực hiện giãn cách, phát sinh nhiều chi phí do đứt gãy chuỗi cung nguyên phụ liệu, chi phí phòng chống COVID-19 như xét nghiệm, tiêm chủng, lo ăn, ở 3 tại chỗ cho người lao động…, khiến nhiều doanh nghiệp da giày, dệt may phải ngừng sản xuất.
Khoảng 4 triệu lao động ngành da giày, dệt may bị ảnh hưởng do Covid-19
(HanoiTV) - Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh thông tin, hệ luỵ của Covid -19 khiến không chỉ là doanh nghiệp gặp khó khăn mà người lao động cũng bị ảnh hưởng. Điển hình riêng ngành dệt may, da giày sẽ có khoảng 4 triệu người lao động chịu tác động trực tiếp.